Sử dụng phương pháp gây mê màng cứng có nguy hiểm không?
2. Ảnh hưởng của gây mê ngoài màng cứng
Việc gây mê tại chỗ “dọn đường” cho kim tê ngoài màng cứng có thể gây cảm giác khá đau cho mẹ bầu. Đặc biệt khi các kim chạm vào dây thần kinh liên quan đến chân, mẹ bầu sẽ không tránh khỏi một vài cơn đau nhói khó chịu.
Trong lúc chuyển dạ, một số mẹ bầu có thể cảm nhận được các cơn co thắt nhưng lại không hề thấy đau. Bên cạnh đó, cũng có khá nhiều bà bầu bị tê liệt hoàn toàn từ núm vú đến đầu gối.
Sau khi sinh xong, các y tá sẽ loại bỏ các băng dán đồng thời kéo ống thông ra.
Khi đó, mẹ bầu có thể có cảm giác tê ở chân với thời gian khá lâu. Với phương pháp gây mê màng cứng, đôi khi mẹ bầu còn có cảm giác bị đau lưng.
3. Ưu nhược điểm của phương pháp gây mê ngoài màng cứng
ViCare khuyên mẹ nên tìm hiểu rõ những ưu nhược điểm của phương pháp này trước khi quyết định.
Ưu điểm
- Gây mê màng cứng giúp giảm đau hiệu quả cho mẹ, nhất là trong trường hợp cơn chuyển dạ của mẹ kéo dài khiến mẹ bị mất sức.
- Mẹ vẫn hoàn toàn cảm nhận được mọi thứ xảy ra xung quanh.
- Trong trường hợp mẹ bầu phải chuyển mổ đẻ cấp cứu, thì thuốc gây mê vẫn có tác dụng.
- Thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả nên mẹ đỡ mất sức hơn, đồng thời có thể thoải mái chuẩn bị cho cơn rặn đẻ sắp diễn ra.
Nhược điểm
- Bà bầu có thể vẫn cảm thấy các cơn đau mặc dù đã tiêm thuốc.
- Thậm chí mẹ có thể bị tụt huyết áp.
- Vì mẹ bầu buộc phải giữ nguyên một tư thế, nên khiến cơn chuyển dạ có thể kéo dài hơn bình thường hoặc không xuất hiện những cơn co, buộc các bác sĩ phải tiêm oxytocin kích thích cơn co.
- Sau khi sinh mẹ bầu có thể bị đau lưng, thậm chí có thể đau đầu, sốt, buồn nôn và chóng mặt.
- Thai nhi trong bụng mẹ có thể không tìm được vị trí tốt nhất để chào đời, điều này tăng nguy cơ phải đẻ mổ.
- Có nguy cơ bị tổn thương sàn chậu.
- Sau sinh khoảng vài giờ đầu mẹ bầu có thể không thể tự đi lại được.4. Những ai không thể lựa chọn thủ thuật này?
Bạn có biết để thực hiện một ca gây mê màng cứng, bác sĩ sẽ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ cũng như cơn co thắt để tiên lượng xem bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này không. Thông thường, nếu rơi vào 6 trường hợp này mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương án này:
- Mẹ bầu đã và đang dùng thuốc có chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.
- Máu của bà bầu quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.
- Mẹ bầu thừa cân khiến bác sĩ gây mê khó có thể xác định được vị trí khoang trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.
- Mẹ bị chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc.
- Mẹ bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng cũng có thể gây cản trở việc thực hiện phương pháp gây mê màng cứng.
- Cổ tử cung của mẹ đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).
Phương pháp gây mê màng cứng tuy có nhiều ưu điểm, nhưng bên cạnh đó cũng có thể gây ra một vài triệu chứng như ở trên. ViCare đã cung cấp cho mẹ bầu những thông tin cần thiết, hi vọng đây là những thông tin bổ ích giúp mẹ dễ dàng quyết định việc có nên sử dụng phương pháp gây mê màng cứng không.